Ứng dụng công nghệ tiên tiến vào trong sản xuất thùng giấy Carton

Về công nghệ, ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất trong công nghiệp sản xuất thùng giấy và giấy đối với các dự án đầu tư mới và nâng cấp cải tạo, bao gồm cả công nghệ sinh học, công nghệ về nhiên liệu sinh học (biomass) và công nghệ nano, triển khai ứng dụng công nghệ sản xuất sạch hơn đối với các nhà máy đang vận hành, triển khai ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc xử lý nước thải, khí thải và chất thải rắn, tái sử dụng nước, khép kín dây chuyền sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường;

Ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất trong công nghiệp sản xuất bột giấy và giấy đối với các dự án đầu tư mới:

Về công nghệ, ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất trong công nghiệp sản xuất thùng giấy và giấy đối với các dự án đầu tư mới và nâng cấp cải tạo, bao gồm cả công nghệ sinh học, công nghệ về nhiên liệu sinh học (biomass) và công nghệ nano, triển khai ứng dụng công nghệ sản xuất sạch hơn đối với các nhà máy đang vận hành, triển khai ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc xử lý nước thải, khí thải và chất thải rắn, tái sử dụng nước, khép kín dây chuyền sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; nghiên cứu triển khai ứng dụng và đưa vào sản xuất các loại giấy các-tông kỹ thuật cao dùng trong công nghiệp và dân dụng, nhằm chiếm lĩnh thị trường trong nước đang bị ngành giấy bỏ ngỏ hiện nay, hạn chế nhập khẩu; tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu năng lượng, nâng cao hiệu quả thu gom và tái chế giấy loại (OCC và DIP) nhằm tiết kiệm tài nguyên rừng, tài nguyên nước và bảo vệ môi trường. Dự kiến, tổng vốn đầu tư mới và mở rộng đến 2025 của Ngành sẽ đạt 12,897 tỷ USD, công suất các nhà máy bột giấy sẽ là 5.505.000 tấn/năm và công suất nhà máy giấy sẽ là 10.528.000 tấn/năm, đủ sức đáp ứng cho việc sản xuất 5.800.000 tấn giấy phục vụ 80-83% nhu cầu thị trường trong nước. 

Về trồng rừng, với tổng vốn trồng rừng và bảo vệ rừng gần 52.373 tỷ đồng, đến năm 2025 sẽ tạo lập được 8 vùng nguyên liệu giấy ổn định với diện tích là 984.575 ha rừng kinh doanh nguyên liệu giấy. Theo đó, Đề án sẽ đáp ứng nhu cầu sử dụng giấy trong nước từ 70-80%, nhằm cải thiện môi trường ngành Giấy nước ta, xong cũng đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sinh thái. Với việc trồng 984.575 ha rừng để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất bột giấy sẽ tạo một động lực mạnh mẽ và tích cực lên điều kiện tự nhiên về địa lý, địa chất, khí tượng, thủy văn và các thành phần môi trường tự nhiên khác như đất, nước, không khí, hệ sinh thái, cảnh quan, môi trường sống cho dân cư. Phát triển vùng nguyên liệu giấy góp phần nâng cao tỷ lệ che phủ của rừng, cùng với hệ thống rừng cả nước bảo vệ môi trường sinh thái, giảm thiểu nguy cơ biến đổi khí hậu, hạn chế thiên tai lũ lụt, hạn hán và xói mòn đất, đảm bảo phát triển bền vững.

Xanh hóa ngành công nghiệp giấy 

Cùng với việc xúc tiến thương mại, nhiều chuyên gia cho rằng ngành giấy cần chú trọng tới các yếu tố xanh khi đầu tư. Bởi yêu cầu về “xanh hóa” quy trình sản xuất và sản phẩm không chỉ được đặt ra bởi khách hàng ở châu Âu, Nhật Bản, Mỹ… mà còn bởi khách hàng ở ASEAN cũng như người tiêu dùng ngay tại thị trường nội địa. “Xu hướng hiện nay, các khách hàng, thị trường đang chuyển sang ưu tiên các doanh nghiệp xanh. Những doanh nghiệp gây ô nhiễm trong quá trình sản xuất, không áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng, tài nguyên thiên nhiên… có nguy cơ bị ngừng tiếp nhận đơn hàng hoặc bị từ chối đặt hàng”- ông Đặng Văn Sơn cho biết.

Thực tế, đáp ứng xu thế xanh của thế giới, nhiều doanh nghiệp đã chủ động đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại và luôn cập nhật công nghệ xử lý mới, bắt kịp xu hướng sản xuất thân thiện với môi trường. Chẳng hạn Công ty cổ phần Đông Hải Bến Tre đã chủ động nâng cấp, bảo dưỡng máy móc, thiết bị và cải tạo hệ thống xử lý nước thải, bảo vệ môi trường. Đặc biệt, với mục tiêu sản xuất ra những sản phẩm thân thiện với môi trường, doanh nghiệp này chỉ tập trung đầu tư vào sản xuất giấy bao bì công nghiệp và thùng carton; đồng thời thường xuyên xem xét việc nâng cấp, cải tạo các công trình bảo vệ môi trường, hệ thống xử lý nước thải,… Chính điều này đã giúp công ty luôn duy trì được khách hàng lớn trong bối cảnh đơn hàng sụt giảm hiện nay.

Tương tự, tại Tổng công ty Giấy Việt Nam (VINAPACO), ban lãnh đạo VINAPACO xác định sẽ tiếp tục đối diện nhiều thách thức trong năm 2023 khi nhiều nhà máy sản xuất giấy trên thế giới đi vào hoạt động trong khi nhu cầu yếu sẽ khiến giá bột giấy có xu hướng giảm. Vì thế, doanh nghiệp này cho biết sẽ tập trung đầu tư các dự án cải tạo, nâng cấp các hệ thống máy móc thiết bị của Nhà máy Giấy Bãi Bằng, dự án cải tạo lò hơi động lực tại Nhà máy Điện và Công ty giấy Tissue Sông Đuống để tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, VINAPACO sẽ thực hiện đầu tư hoặc liên doanh liên kết với các đơn vị bên ngoài để đầu tư các hệ thống thiết bị sản xuất dăm mảnh để xuất khẩu cho các đối tác Nhật Bản sau khi hợp đồng mua bán dăm được ký kết.

Cũng để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh khi xuất khẩu, nhà máy sản xuất bao bì của Tetra Pak tại Bình Dương đã đầu tư áp dụng theo các tiêu chuẩn quốc tế, môi trường, giúp các sản phẩm tuân thủ nghiêm ngặt và chất lượng đồng nhất trong quá trình sản xuất vỏ hộp giấy tiệt trùng, không chỉ phục thị trường nội địa mà còn đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường tại ASEAN, Australia và New Zealand.

“Thực tế chứng minh rất rõ, doanh nghiệp nào tăng trưởng xanh thì có khả năng cạnh tranh càng ngày càng tốt hơn trên thương trường, cho nên xanh cũng trở thành động lực cho các doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn tồn tại, muốn cạnh tranh được trên thị trường thì phải xanh hóa, phải là doanh nghiệp xanh, nếu không thì không thể tồn tại phát triển được”, ông Đặng Văn Sơn chia sẻ.

Bên cạnh các giải pháp trên, theo ông Sơn, ngành giấy có lợi thế là đầu vào là giấy tái chế, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Việc tái sử dụng phế liệu giấy làm nguyên liệu mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và xã hội như giảm khai thác tài nguyên, giảm đi việc chặt phá rừng. Sản xuất giấy từ giấy tái chế giúp giảm tiêu thụ năng lượng, chất thải rắn, nước thải và khí thải so với sản xuất từ giấy từ bột nguyên sinh. Vì vậy trong dài hạn cần khuyến khích việc thu gom tái chế giấy.

Giải pháp về thực hiện các quy định của pháp luật về đánh giá tác động môi trường:

Bên cạnh đó, Đề án đưa ra giải pháp về thực hiện các quy định của pháp luật về đánh giá tác động môi trường của Dự án; dành đủ nguồn lực cho việc đầu tư các Dự án bảo vệ môi trường, xử lý chất thải từ các nhà máy tới các khu công nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp tăng tích lũy, hình thành nguồn vốn hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; thực hiện đầy đủ công tác theo dõi, quan trắc, đo đạc và quản lý các chỉ tiêu môi trường; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường của doanh nghiệp.

Như vậy việc Quy hoạch phát triển ngành ( thùng giấy carton ) Giấy Việt Nam đến năm 2020, có xét đến 2025 có ý nghĩa định hướng và tạo đà thúc đẩy ngành Giấy phát triển phù hợp với nhu cầu, năng lực và tiềm năng, kết hợp hài hòa với phát triển bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái.

>>Xem thêm: Sunrise sản xuất, cung cấp bao bì thùng carton chất lượng, giá tốt nhất hiện nay.

CÔNG TY TNHH IN VÀ BAO BÌ SUNRISE
Địa chỉ : Số 888 Tân Hà, P.Lãm Hà, Q.Kiến An, TP. Hải Phòng
Email : sunrisehp.packaging@gmail.com
Điện thoại : 02256.292.345
Hotline : 0906.067.199
Sự Tiện Dụng Của Thanh Nẹp Góc Giấy Trong Vận Chuyển Hàng Hóa Lớn

22 Tháng 10

Sự Tiện Dụng Của Thanh Nẹp Góc Giấy Trong Vận Chuyển Hàng Hóa Lớn

Thanh nẹp góc giấy là một giải pháp đóng gói thông minh và an toàn, được sử dụng phổ biến trong việc vận chuyển các kiện hàng có kích thước lớn. Với nhiều tính năng vượt trội, [...]

Tất cả những gì bạn cần biết về giấy nhồi giày – Bảo vệ và giữ form giày hiệu quả

27 Tháng 9

Tất cả những gì bạn cần biết về giấy nhồi giày – Bảo vệ và giữ form giày hiệu quả

Giấy nhồi giày, giấy nhét giày, giấy độn giày, hay giấy lót giày là một giải pháp hoàn hảo trong việc bảo quản và duy trì form dáng của sản phẩm giày dép. Với những đặc tính nổi [...]

Liên hệ : 0906.067.199